Cách vỗ hen cho gà đá siêu hiệu quả anh em nên biết

cách vỗ hen cho gà đá

Việc chăm sóc ra một chú gà chiến khỏe mạnh là một việc không hề dễ dàng như ta vẫn nghĩ. Các kê sư đã phải vận dụng rất nhiều kinh nghiệm để có thể nuôi được chúng. Đặc biệt, mỗi chú gà trước khi ra chiến trường đều sẽ được vỗ hen. Tuy nhiên làm thế nào để biết cách vỗ hen cho gà đá đã hiệu quả hay chưa? Hãy cùng SV388 tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé.

Gà đá là gì?

Gà đá hay còn gọi với tên khác là gà nòi. Chúng là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi dưỡng dùng để chiến đấu tại các sới đá gà.

Bề ngoài của gà đá trông lực lưỡng, bộ lông óng khỏe cùng nước da khỏe mạnh. Cân nặng của gà đá thường sẽ giao động từ 2,5kg đến 4kg. Việc chăm sóc loại gà này thường yêu cầu rất nhiều kinh nghiệm. Đòi hỏi anh em phải biết cách tắm rửa, cho ăn và cả việc tìm hiểu các cách vỗ hen cho gà đá.

Chăm sóc gà đá mạnh khỏe như thế nào?
Chăm sóc gà đá mạnh khỏe như thế nào?

Gà đá bị hen có biểu hiện gì

Nếu chú gà chiến của bạn đang khỏe mạnh nhưng bỗng nhiên xuất hiện các biểu hiện sau thì có thể chú gà của bạn đã bị hen rồi. Các biểu hiện có thể gặp phải đó là: 

  • Gà ho nhẹ xuất hiện hiện tượng sổ mũi, khó thở. Nếu trở nặng có thể bị viêm phế quản, nhiễm khuẩn E.Coli dẫn đến tử vong. 
  • Gà có thể bị ngạt thở từng cơn, sắc mặt tím tái, há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh. Cuối cơn rít có nghe thấy tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
  • Mặt và mặt bị sưng, có bọt xuất hiện tại lỗ mũi và mắt. Có một số trường hợp gây mù do tuyến nước mắt bị viêm loét. Cách vỗ hen cho gà đá thường dùng lúc này là dùng thuốc kháng sinh.
  • Gà xuất hiện trạng thái ủ rũ, dáng đi vật vờ, lông xù, mắt lim dim nheo nhác. 
  • Tiếng gáy khác so với ngày thường, tiếng gáy ồm không thanh, nghe giống như có đờm chặn ở cổ họng. 
  • Tiếng thở khò khè, nước mũi chảy, tình trạng nặng hơn thì sẽ xuất hiện ho, khạc đờm nhưng không ra. 
  • Gà không còn nhanh nhẹn tinh anh khi ra trận, rụt rè, sức chiến đấu suy giảm. 
Các dấu hiệu thường thấy khi gà bị hen khò khè?
Các dấu hiệu thường thấy khi gà bị hen khò khè?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hen ở gà đá

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chú gà đá của bạn bị hen. Dựa vào các nguyên nhân này, người nuôi có thể nhận biết một cách dễ dàng. Một số lý do phổ biến khiến gà chọi của bạn bị lên đờm thở khò khè khiến bạn phải tìm ra các cách vỗ hen cho gà đá như: 

  • Do thời tiết diễn biến thay đổi thất thường, trời đột ngột trở lạnh. Bạn xây chuồng nuôi gà không được che chắn cẩn thận, kín gió. Tình trạng này thường diễn ra ở miền Bắc và miền Trung đặc biệt là vào mùa Đông. Điều này khiến cho gà chọi không kịp thích nghi dẫn đến việc bị hen, lên đờm. 
  • Gà lên đờm do nuốt máu, đờm xuất hiện trong lúc thi đấu. Thường sau các trận thi đấu về, gà thi đấu quá sức dẫn tới chảy dãi, xuất hiện đờm. Nếu vệ sinh không kỹ gây nên đờm, ho khò khè ở gà. Nguyên nhân do lúc chiến đấu chảy máu, gà nuốt máu cùng với đờm xuống. Ngoài ra còn do trong lúc thi đấu, gà tiếp xúc với môi trường bụi bặm. Sau khi thi đấu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến ho hen.
  • Do thức ăn của gà không đảm bảo vệ sinh, ăn thức ăn đào bới được dưới đất. 
  • Do một số bệnh thường do vi khuẩn kí sinh thường gặp ở gà chọi. Một số bệnh về đường hô hấp gây nên triệu chứng lên đờm, gà ho thở khò khè.

Các cách vỗ hen cho gà đá thường dùng 

Nếu gà bị hen, anh em có thể tham khảo các cách vỗ hen sau đây.

Cách vỗ đờm bằng thuốc Ery

Ery là loại thuốc chuyên dùng để trị bệnh cho gà bị hen, bị đờm. Chính vì thế nó được xem là một trong những cách hữu hiệu nhất để điều trị gà bị đờm. Thuốc này được bán phổ biến ở các cửa hàng thuốc thú y, bạn chỉ cần đến đó mua và làm theo tư vấn, hướng dẫn sử dụng là được. 

Cách vỗ hen cho gà đá bằng Tetracyclin và lá ngải cứu

Lấy vài viên thuốc Tetracyclin đem nghiền nhuyễn sau đó đem hòa với nước. Sử dụng lông gà nhúng thuốc tiến hành thông rửa họng cho gà. Kiên trì sử dụng 3 lần mỗi ngày, kết hợp cho gà ăn kèm  ngài cứu thì đờm sẽ tự tan. 

Có một cách khác đơn giản hơn đó là anh em sử dụng Tetracyclin nghiền nhuyễn rồi cho gà hít. Làm đều đặn sẽ thấy được hiệu quả sử dụng.

Cách vỗ hen cho gà đá bằng Tetracyclin và lá ngải cứu
Cách vỗ hen cho gà đá bằng Tetracyclin và lá ngải cứu

Cách vỗ hen cho đá bằng phương pháp thủ công

Nếu không mua được thuốc cho gà, anh em có thể sử dụng phương pháp thủ công. Phương pháp vỗ gà hen thủ công rất dễ thực hiện, hiệu quả nhanh. Nhưng cũng có thể khiến cho gà có thể bị thương nếu anh em làm không cẩn thận. Cách vỗ hen cho gà đá bằng phương pháp thủ công được thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Ngồi xổm xuống sàn nhà, cố định chân gà bằng 2 đầu gối, dốc ngược đầu gà xuống đất. Sử dụng lông gà đã được tẩm nước để thông cổ họng cho gà. Dốc ngược cổ gà xuống cho gà nhả ra đờm vừa thông. 
  • Bước 2: Lấy ngải cứu đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó hòa với nước sạch cho gà uống. Có thể cho gà ăn theo từng bữa để thấy được sự thay đổi hay cho gà ăn lá ngải cứu theo từng bữa. 
  • Bước 3: Ngăn cách gà bệnh với gà ốm ra xa, không để chúng tiếp cận nhau. Dễ lây bệnh hen cho nhau do bệnh này có thể lây được nếu tiếp xúc trực tiếp. 

Cách vỗ hen cho gà đá từ nguyên liệu thiên nhiên

Ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh, thì theo dân gian xưa nếu gà bị hen có thể dùng nghệ vàng nghệ đỏ. Anh em dã nhuyễn pha nước hơi loãng rồi cho gà uống trực tiếp. Cách vỗ gà hen bằng phương pháp này sẽ thường được sử dụng khi gà bị hen do thay đổi thời tiết.

Những lưu ý khi vỗ hen cho gà 

Khi gà bị hen được chữa trị, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Giữ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống sạch sẽ, tránh tình trạng gà tái phát trở lại. 
  • Lau rửa sạch sẽ cho gà sau mỗi lần dùng nghệ phòng bệnh như: lác khô, đờm, mạt gà, nấm,… 
  • Xây chuồng kín gió, tránh nắng nóng, tránh để nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến gà mắc các bệnh khác. 
Chữa gà hen cần lưu ý những điều gì?
Chữa gà hen cần lưu ý những điều gì?

Cách chăm gà sau khi đã có cách vỗ hen cho gà đá 

Gà sau khi đá từ sới về sẽ bước vào giai đoạn dưỡng sức. Dù chiến kê đá thắng hay thua thì bản thân nó cũng đã bị trọng thương rất nhiều. Sẽ có những vết thương bên ngoài chủ nhân có thể nhìn thấy được bằng mắt. Nhưng cũng có những vết thương bên trong mà chẳng thể nào phát hiện được.

Vậy nên sau khi vỗ hen cho gà nên trị thương cho chiến kê. Với vết thương ngoài da, cạo sạch lông ở phần đó, vệ sinh sạch sẽ, đắp thuốc, băng bó cho phù hợp. Kết hợp sử dụng rượu thuốc để om bóp tẩm quất cho gà, loại bỏ vết máu bầm tích tụ bên trong.

Gà trong giai đoạn dưỡng sức nên cho ăn ít lại, tập trung ăn nhiều vitamin, khoáng chất,… để tăng thêm sức đề kháng. Tránh không cho gà luyện tập hay vần đòn với những con khác, gây ra mất sức rồi chuyển sang chết luôn con gà. Nếu không  dù bạn có tìm ra cách vỗ hen cho gà đá hiệu quả thế nào, gà cũng không khỏi được.

Nên tách nuôi riêng những con gà ốm với những gà khỏe mạnh. Vì khi bị đau chúng thường khá nhát, nghe tiếng hay thấy con gà khác dễ bị hoảng sợ, ảnh hưởng đến những cú đá sau này.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên, anh em sẽ tìm được cho mình các cách vỗ hen cho gà đá hiệu quả nhất. Đặc biệt khi gà bị ốm, anh em cần chăm sóc thật cẩn thận nhé. Chúc anh em sẽ nuôi được những chú gà máu chiến, khỏe mạnh, trăm trận trăm thắng nhé.