Kinh nghiệm nuôi gà đá mới nhất cho anh em tham khảo

kinh nghiệm nuôi gà đá

Nuôi gà đá đang là một thú vui rất hot hiện nay. Không chỉ là một thú vui bình thường, một chú gà đá còn mang lại cho chủ nhân của nó khá nhiều tiền. Vậy nên hình thức nuôi gà này đang rất phổ biến. Vậy làm sao để có thể nuôi dưỡng nên một chú gà đá khỏe mạnh, lực lưỡng, sức chiến đấu tốt? Hãy cùng SV388 theo dõi ngay kinh nghiệm nuôi gà đá hot nhất hiện nay.

Gà đá là gà như thế nào?

Gà nòi hay còn gọi là gà đá, gà chọi của Việt Nam, nó được nuôi để phục vụ cho những trận đấu đá gà. Gà đá được xem là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu cao của Việt Nam. Khí chất cương mãnh, dáng vẻ oai dũng, tính chiến đấu cao cùng những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt. Nó được xem là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.

Giống gà nòi hay còn gọi là gà đá được nuôi ở nhiều địa phương trên cả nước. Mỗi miền đều sẽ có một tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc người ta thườn gọi là gà chọi, nghĩa là đánh lẫn nhau. Ở miền Trung người ta gọi gà nòi là gà đá. Ý nghĩa của chữ “đá” là diễn tả cách con gà nòi dùng cựa chân đá chân con gà đối thủ ở trong trận đấu. Còn ở miền Nam thì tên gọi gà nòi được giữ nguyên, không gọi là gà đá.

Cùng SV388 tìm hiểu về gà đá
Cùng SV388 tìm hiểu về gà đá

Kinh nghiệm nuôi gà đá để khỏe mạnh lực lưỡng

Nuôi gà đá không giống như nuôi các giống gà thịt. Nó đòi hỏi người nuôi sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian để chăm bẵm, huấn luyện nên một chú gà chiến. Cả một quá trình chăm sóc không hề đơn giản vậy nên cần phải có nhiều kinh nghiệm. Vậy nên người ta thường ví von rằng nuôi gà đá giống như chăm một đứa trẻ con.Vậy làm sao để chăm sóc bồi dưỡng ra 1 chú gà chiến đấu tốt nhất, anh em có thể kham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.

Kinh nghiệm chọn giống gà 

Dù bạn có nuôi con vật gì kể cả gà cũng vậy, cũng cần phải chọn ra những con giống thật tốt. Gà bố và gà mẹ phải thuộc loại tốt nhất thì giống con ở thế hệ F2 mới có chất lượng tốt nhất. Gà mái yêu cầu phải từ 8 -9 tháng tuổi trở lên, gà trống yêu cầu phải từ 18 tháng tuổi trở lên. Khi gà mái mới đẻ đợt 2 sẽ lấy trứng ấp, không lấy trứng ở lần đầu tiên. Sau khi gà mẹ đã ấp nở con thì sẽ bắt đầu lựa chọn gà con để nuôi thành gà đá.

Gà đá chọn giống thường sẽ được chia thành 3 đợt. Sau đó dựa theo từng đợt mà sẽ chọn ra những con giống tốt nhất. Cụ thể như sau: 

  • Đợt 1: Theo kinh nghiệm nuôi gà đá thì lúc chọn gà con mới nở sẽ chọn những con gà tinh anh, chạy nhanh, chân đều màu và mắt sáng. Lựa chọn những con gà có trọng lượng đồng đều nhau để tiện bề chăm nuôi.
  • Đợt 2: Khi gà lớn độ 3 tháng tuổi thì lựa chọn đợt 2. Chọn lấy những con gà có vảy lộ rõ, vảy quý tách lớp riêng để nuôi và theo dõi sự phát triển của nó.
  • Đợt 3: Gà bước vào giai đoạn trưởng thành, sẽ lựa chọn những con nào khỏe mạnh, con nào ốm yếu thì sẽ bị loại bỏ. Cho những con gà đực xổ thử xem giò cẳng cựa ra sao để phân loại.
Cách chọn giống gà đá sao cho chất lượng tốt nhất 
Cách chọn giống gà đá sao cho chất lượng tốt nhất

Chế độ chăm sóc gà đá

Theo kinh nghiệm nuôi gà đá được truyền lại, để đào tạo nên một chú gà đá cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Đó là những chế độ nào? 

Về chuồng nuôi gà đá

 Phải trông chừng và chú ý cách ly những con gà lại với nhau. Đảm bảo chuồng đủ diện tích để có thể cho các các chú gà hoạt động thoải mái nhất. 

Dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, thoáng gió nhưng không được thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Việc cân bằng nhiệt nhiệt độ sẽ giúp cho gà luôn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ dễ chịu vào mùa hè. Vào mùa đông ở miền Bắc nên bổ sung thêm các loại đèn sưởi cho gà.

Chế độ dinh dưỡng cho gà đá

Theo những người có kinh nghiệm nuôi gà đá lâu năm chia sẻ, thức ăn chính của gà đá thường là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ các hạt thóc lép hoặc ngâm thóc cho mọc mầm. Bởi chất dinh dưỡng của thóc mầm cao hơn so với các loại thóc thông thường. Ngoài ra có thể bổ sung mồi và chất tanh từ thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát cho gà. Các loại thức ăn bổ sung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm rau xanh cho gà để tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại trái như bí đỏ, đu đủ, dưa hấu.

Với những người có kinh nghiệm nuôi gà đá họ thường sử dụng thêm vitamin để giúp cho gà có thêm lực chiến đấu. Tùy vào từng giai đoạn mà số lượng rau xanh và protein sẽ có sự điều chỉnh để tránh việc trọng lượng gà tăng nhanh không thể kiểm soát được. 

Theo kinh nghiệm nuôi gà đá, cần cho gà ăn gì? 
Theo kinh nghiệm nuôi gà đá, cần cho gà ăn gì?

Tắm và vệ sinh cho gà 

Thường khi vệ sinh cho gà sẽ có hai cách tắm là tắm khô và tắm nước. Gà khi tắm khô sẽ vùi mình vào đất cát, vào tro bếp rồi rũ mình trong vòng mười lăm phút. Sau đó rũ sạch lớp tro này đi. Cách này giúp gà loại bỏ được các loại ký sinh trùng bám trên cơ thể chúng như: mạt gà, rận gà…

Gà khi tắm nước sẽ như thế nào. Với kinh nghiệm nuôi gà đá, anh em chỉ nên phun nhẹ nước vào cổ, nách, mình rồi tới chân gà. Điều này sẽ làm cho chúng mát hơn và không cảm thấy khó chịu. Khi tắm xong cho gà cần thả ra cho đi lại tự do, hong khô lông.

Om bóp cho gà đá thường xuyên

Bạn có thể om bóp cho gà bằng các bài thuốc dân gian giúp da gà đỏ hơn, dày hơn, đảm bảo da gà không bị mốc. Việc da gà chọi bị mốc chính là ác mộng của nhiều người nuôi gà đá. 

Theo kinh nghiệm nuôi gà đá truyền lại, anh em có thể om bóp gà bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế với rượu. Tiến hành om bóp gà vào mỗi buổi sáng sớm để tăng thêm tính hiệu quả cho gà nhé.

Bổ sung thêm cát trong khu nuôi gà

Bạn cần xây lên những cồn cát, hố cát sạch sẽ để cho gà tắm nắng hoặc để chúng tự làm sạch bản thân. Đây là một trong những cách nuôi gà đá quan trọng bạn cần chú ý đến.

Nuôi gà đá cần chú ý đến các yêu cầu gì?
Nuôi gà đá cần chú ý đến các yêu cầu gì?

Cho gà tắm nắng, phơi nắng sớm

Bạn nên cho gà tắm nắng, phơi mình vào thời gian sáng sớm. Việc làm này giúp cho gà tổng hợp được vitamin D và các loại vitamin khác dưới ánh nắng mặt trời. Thông qua đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể gà được tốt hơn. Tránh để gà phơi sương đêm dễ mắc bệnh hen suyễn, khó thở.

Một số kinh nghiệm nuôi gà đá cần chú ý khác

Ngoài các vấn đề nêu trên thì việc tiêm vắcxin và hướng dẫn gà cũng là điều cần được chú ý.

Tiêm vaccine cho gà đá

Người chăn nuôi muốn có kinh nghiệm nuôi gà đá tốt cần chú ý đến các công tác vệ sinh, phòng dịch bệnh cho gà đá. Bởi gà đá rất dễ mắc các bệnh gia cầm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng chiến đấu. Tiêm định kỳ và tiến hành phun thuốc khử trùng khu vực xung quanh chuồng trại để loại bỏ các loại mầm bệnh gây hại.

Huấn luyện gà đá, gà chọi

Nếu nuôi gà để phục vụ mục đích thi đấu, đá gà. Bạn cần quan tâm đến việc tập luyện cho đàn gà tại các khu đất trống và bằng phẳng. Việc luyện tập tại các khu đất trống giúp cho gà có được sự linh hoạt, khỏe khoắn, dẻo dai và bền sức. Ngoài ra việc luyện tập giúp gà có sức khỏe tốt hơn, tăng trưởng nhanh hơn, cơ bắp săn chắc và nâng cao chất lượng thịt.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên, anh em sẽ rút ra được kinh nghiệm nuôi gà đá. Chúc anh em nuôi được nhiều gà, thắng được nhiều trận đấu nhé.